Chào mừng bạn đến với blog của lớp 9/6

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

LỄ BẾ GIẢNG NĂM HỌC 2012-2013




                                    

                                                             

Quang cảnh lễ bế giảng năm học 2012-2013


Trường THCS Lý Tự Trọng


                                                                         


Phát thưởng HSG



  

Phát thưởng HSG


                                                        Phát thưởng HSTT



Tiểu sử sơ lược về Bác Hồ kính yêu

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởn sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời niên thiếu. Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước.
          Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởn sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời niên thiếu.
     Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước.
     Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những côngnhân và những người dân thuộc địa, vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng Mười Nga đã đưa Hồ Chủ tịch đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ra sức nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã nhận rõ đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.
Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp Việt Kiều ở Pháp. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến Hội nghị Véc-xây (Pháp) "Bản yêusách của nhân dân Việt Nam", đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

       Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoa chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản.
Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo "Người cùng khổ" ở Pháp. Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản. Cùng năm đó, Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân. Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông - Nam châu Á. Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động.
   Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam.Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chị thị quý báu cho Ban chấp hành Trung ương Đảng ta.
Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Người về nước triệu tâp hội nghị n thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), gấp rút xây dựng lực lượng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Ngày 22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Tháng 8/1945, trong không khí sôi sục cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Người cùng Trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
Trong những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn chồng chất và bị bao vây bốn phía. Nạn đói do phát xít Nhật - Pháp gây ra đã giết hại hơn hai triệu người Việt Nam. Tháng 9/1945 câu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân ra vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc.
Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra miền Bắc và lấn dần từng bước ở miền Bắc, âm mưu tieến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954).
Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Miền Bắc Việt Nam được giải phóng. Nhưng một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Tháng 9/1960, đại hội lần thứ ba của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về hai nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và của Ban chấp hành Trung ương đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiếng chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của mộtngười cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới.
Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn" (HỒ CHÍ MINH VIETNAMESE HERO OF NATIONAL LIBERATION AND GREAT MAN OF CULTURE) vào năm 1990.

Bác của chúng cháu.

         Bạn là một công dân Việt Nam, tôi chắc rằng bạn không thể không biết đến chủ tịch nước Hồ Chí Minh. Nếu Nga có Mác Lê-nin, Cuba có Cax-trô, thì Việt Nam có Bác Hồ. Người là một bậc vĩ nhân, là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân thế giới, là một vị cha già kính yêu. Người là niềm tự hào của dân nhân ta.
     Bác Hồ đã trãi qua biết bao gian lao, biết bao chông gai trên con đường cộng sản, con đường giải phóng đất nước nhưng Bác đã luôn kiên trì, quyết tâm trên con đường đúng đắn đó để hôm nay, chúng ta được sống trong hòa bình và hạnh phúc. Bác sống quên cả bản thân mình, luôn nghĩ cho người khác, cho dân tộc. Không cầu danh vọng, không cầu hạnh phúc riêng tư-gia đình, cứ thế người bôn ba khắp chốn, tìm đường cứu nước. 
  Bác cũng đa tài, đa nghệ. Người sáng tác thơ, viết văn đều hay cả. Thơ của Bác bình dị, tinh tế, mang đậm chất thuần Việt. Ngay những câu nói của Bác càng suy ngẫm, ta càng thấy thấm thía, tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào cách mạng, mang tính kiên định cao, dễ đi vào lòng người. Tất cả đều được Bác đúc kết rồi giảng giải một cách dễ hiều để chỉ dạy hay răn đe.
Bác Hồ quả là tinh túy của dân tộc Việt. Bác còn được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
     Không chỉ vậy, Bác còn là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo và học hỏi. Đức tính siêng năng, chịu khó, giữ chữ tín, lòng nhân ái bao la …Ở Bác, một trí tuệ minh mẫn, những suy nghĩ cẩn trọng,thông thái và cũng giãn dị, kiên nhẫn. Điều đó thể hiện trong từng lời nói, hành động, cử chỉ, đường lối.
     Chế Lan Viên có nhiều bài thơ hay về Bác, tôi xin trích một đoạn thơ sau:
Với tất cả chúng ta, Bác là một người ông
Râu như bông và tóc trắng như bông
Màu tinh khiết một đời đạm bạc
Ðây cũng là nhà hiền triết, hiểu chỗ đến chỗ đi sự vật
Người về nơi phải về, Người rất ung dung
Người trồng cây, suốt một đời trồng
Chỗ Người khổ công gieo, ta sẽ hái
Nhân loại biếc màu xanh Người để lại
Trong thế giới bạo tàn này, Người là những bóng cây xanh.
Cách sống của Bác thật giản dị, mộc mạc như chính con người Bác vậy. Từ tư trang, hành lí ít ỏi cho đến ngôi nhà sàn đơn sơ, từ cách ăn mặc đến bữa cơm đạm bạc. Không cầu kì, sang trọng, không lòe loẹt, chỉn chu, chỉ đơn thuần là một người cha đáng kính gần gũi, chan hòa và biết cách chia sẽ. Bác là như thế và đó là Bác.
       Tôi tự hỏi :” Nếu nước Việt ta không có Bác thì sẽ ra sao?”. Thật không dám nghĩ đến. Nói đến Bác giờ chắc không còn lời nào để diễn tả. Tôi chỉ cảm thấy tự hào khi là người Việt Nam, là cháu ngoan Bác Hồ. Thật cảm ơn người đã sinh ra bác, thật cảm ơn vì Bác đã oe oe chào đời. Và cuối cùng hãy cùng nhau mừng ngày sinh nhật Bác 19/5!!!
                    

                                                                            Nguyễn Thúy Vy
      

 

 
KỶ NIỆM 38 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4

Ý nghĩa lịch sử 30/4

Kỷ niệm 38 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc
(30-4-1975 - 30-4-2013): Khí phách anh hùng ca 30-4
Mỗi người Việt Nam, mỗi gia đình và cả dân tộc ta mãi mãi ghi nhớ ngày
30-4-1975, khi lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" của Quân giải phóng miền Nam tung bay trên nóc Dinh Độc lập-thủ phủ của chính quyền chế độ cũ, kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài gần 30 năm, mở ra một kỷ nguyên mới-kỷ nguyên độc lập dân tộc, thống nhất đất nước để đi lên chủ nghĩa xã hội.
35 năm đã trôi qua, loài người bước vào thiên niên kỷ mới, nhưng 30-4-1975 mãi mãi được ghi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam như một trang sử chói lọi nhất, một thắng lợi huy hoàng nhất, một biểu tượng sáng ngời về khí phách anh hùng và trí tuệ của toàn dân tộc. Có lùi xa thời gian , có thành tựu mới tiếp theo đạt được, có bối cảnh đổi thay và ngày càng phức tạp, chúng ta mới thấy tầm vóc to lớn của thắng lợi vĩ đại mà Đảng và nhân dân ta giành được trong thế kỷ 20 quý báu biết chừng nào.
            Cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do. Song khát vọng hòa bình, mong muốn ấm no, hạnh phúc của nhân dân ta đã không được thực hiện. Các thế lực đế quốc và phản động câu kết và thay nhau ngăn cản ước mơ chính đáng của dân tộc ta. "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta phải đứng lên chiến đấu chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "chấn động địa cầu", cả nước lại phải tiếp tục đối chọi chống lại với một đế quốc có tiềm lực hùng mạnh bậc nhất. Đây là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân với quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, ác liệt từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Với miền Nam luôn trong trái tim mỗi người, mỗi tấc đất miền Nam là một tấc đất của Tổ quốc Việt Nam, mỗi con người miền Nam là một người dân nước Việt. Bằng tinh thần "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" hàng vạn người con từ mọi miền đã tham gia chiến đấu trên khắp chiến trường miền Nam. Biết bao mồ hôi, xương máu vì một mục tiêu cao cả là thống nhất nước nhà. Kết quả là chúng ta đã đánh bại hàng loạt các kiểu chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai. Những chiến công trên khắp các chiến trường đã mở ra thời cơ hết sức thuận lợi và Đảng ta biết chớp lấy thời cơ này tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
      Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam là một trong những chiến công vang dội nhất của thế kỷ 20. Đối với dân tộc ta, chiến thắng 30-4 là thiên anh hùng ca bất hủ của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Chiến thắng này bắt nguồn từ đường lối chính trị, quân sự đúng đắn của Đảng ta dựa trên sự vận dụng sáng tạo nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với nghị lực phi thường và sức sáng tạo vô tận của nhân dân, kế thừa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đồng thời phát huy mọi tiềm năng của đất nước, kết hợp với sức mạnh của thời đại thành sức mạnh tổng hợp chiến thắng kẻ thù hung bạo. Đó là thắng lợi mang ý nghĩa dân tộc và ý nghĩa thời đại sâu sắc, là kết quả của tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ Bắc chí Nam. Thắng lợi này đã nêu bật một chân lý: Trong thời đại ngày nay, một dân tộc nước không rộng, người không đông, kinh tế kém phát triển, song biết đoàn kết và đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì hoàn toàn có thể đánh bại mọi thế lực xâm lược.
Chiến thắng mùa Xuân 1975 còn chính là thành quả của khối đoàn kết nhất trí giữa ý Đảng, lòng dân; sự thống nhất ý chí, thống nhất hành động, phấn đấu cho mục đích cứu nước cao cả trong toàn Đảng, toàn dân ta. Trong Đảng từ Trung ương đến các chi bộ cơ sở, trong nhân dân người người ở tất cả các dân tộc, các giai cấp, các tầng lớp, các tôn giáo... đều một lòng một dạ sát cánh chiến đấu, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, với tinh thần và khí phách của kỳ tích 30-4-1975 lịch sử đang là niềm cổ vũ lớn lao cho chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau, là động lực mạnh mẽ để mọi người phát huy tinh thần tận tụy hy sinh vì mục tiêu cao cả dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; luôn luôn giác ngộ lợi ích của tập thể... đền đáp xứng đáng xương máu của hàng triệu đồng bào, chiến sĩ ta đã dâng hiến cho nền độc lập. Truyền thống đó đang thúc giục mọi người quyết tâm phấn đấu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
                    



 KẾT QUẢ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ



Môn Toán: Nguyễn Võ Hương Trinh                  Giải III
                  Lê Xuân Phúc                                  Giải KK
Môn Văn:   Trần Tố Hoa                                    Giải III
                  Phùng Dương Phương Ngân             Giải III
 Môn Anh:   Phạm Đình Khải                               Giải III
                  Nguyễn Thúy Vy                               Giải KK
                 Nguyễn Thị Quỳnh Chi                       Giải KK
                  Nguyễn Ngọc Ánh                             Giải KK
Môn Lý:    Trần Ngọc Tân                                   Giải II
                 Nguyễn Hoàng Dương                        Giải III
Môn Hóa:  Trương Bảo Ngọc                              Giải III
Môn Tin:    Trần Tùng Dương                               Giải KK

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét