Chào mừng bạn đến với blog của lớp 9/6

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Hoạt động THÁNG 3



 
         Hội diễn văn nghệ mừng quê hương giải phóng Tam Kỳ và ngày thành lập Đoàn 26/3 vào tối thứ 7(23/3/2013)

Bộ đội tiến vào giải phóng Tam kỳ 24/3/1975
        


      




           Sơ lược vài nét tổng quát về chiến trường Quảng Nam

1- Quảng Nam là địa danh có lịch sử lâu đời. Trải qua bao biến thiên, địch họa, các triều đại vua chúa mở đất xứ Đàng Trong, tạo dựng và khai sáng danh xưng Quảng Nam là minh quân Lê Thánh Tông, đã phát triển và tồn tại đến cuối thiên niên kỷ thứ II, trên 500 năm (1472-2000). Sang thời cận đại, ngày 1 tháng 9 năm 1858, quân Pháp và Tây Ban Nha nổ phát súng đầu tiên vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta của chủ nghĩa thực dân đế quốc. Năm 1965, quân Mỹ đưa sư đoàn lính thủy đánh bộ số 1 đánh vào Đà Nẵng, tiến hành cuộc chiến tranh tội ác gần 20 năm. Nhưng các dân tộc anh em ở mảnh đất Quảng Nam-Đà Nẵng,  muôn người như một, đùm bọc lẫn nhau, chia ngọt sẻ bùi, bền gan chiến đấu, đứng lên chống lại kẻ thù, bảo vệ quê hương, đất nước cho đến ngày toàn thắng.
2- Từ khi có Đảng, Bác Hồ lãnh đạo, nhân dân Quảng nam-Đà Nẵng một lòng theo Đảng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, ác liệt, hết lòng giúp đỡ cán bộ, bộ đội, xây dựng chính quyền nhân dân, đoàn kết một lòng, phụng sự Tổ quốc, không nề hà tiền của, máu xương, cống hiến sức mình vì nghĩa lớn, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì độc lập tự do của đất nước.
 

                             NGOẠI KHÓA

                        HỌC SINH VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN  


Giờ chào cờ, thứ hai ngày 18/3/2013
                Tham gia thi nghi thức đội và múa hát tập thể
**Phần thi múa hát TT được vào chung kết sáng 23/3/2013**

Đội hình hàng dọc tốt

Tháo, thắt khăn quàng tốt

Đội hình đi đều đẹp

Thi đánh trống ( rất buồn)
Giương cờ, vác cờ tốt

Đội hình chữ U thật tuyệt vời

Thi nhận thức rất tốt
Múa hát TT đẹp


 

***Phần thi nghi thức đội lớp 8/6 có lẽ không đạt cao vì rất buồn cho đội trống và điểm trừ của CĐT nhiều quá.
**Phần thi múa hát TT được vào chung kết.
             ***********************************************
                   
        Bài thuyết minh nghề: BỘ ĐỘI BỘ BINH
                     Lớp 8/6

Chúng em hiện đang là học sinh lớp 8, ít nhiều cũng đã từng nghĩ đến cái nghề mình yêu thích rồi. Có bạn mong ước trở thành bác sĩ, bạn mong được làm kĩ sư, cũng có bạn muốn làm cô giáo mầm non, tiểu học…. Tất cả ước mơ đó đều giúp ích và xây dựng cho đất nước . Còn tôi, rất muốn trở thành một chú bộ đội bộ binh. Màu áo chú bộ đội g         ắn với những con người đã cùng dân tộc Việt Nam trải qua bao thời kỳ gian khó, hiểm nguy. Họ là những người sẵn sàng có mặt ở bất cứ nơi nào Tổ quốc cần.
        Vâng! Bộ đội bộ binh- một nghề khá lạ lẫm, nghe có vẻ gian nan vất vả. Bộ đội bộ binh là những người lính chiến đấu trên bộ với các vũ khí loại nhỏ trong các đơn vị của bộ đội. Vũ khí của các chú thường là sung trường, súng lục, súng đạn…Bộ đội bộ binh đóng một vai trò không nhỏ, là lực lượng chính trong lục quân. Nó là lực lượng để chiếm giữ các vị trí và sự có mặt của bộ binh sẽ giữ được lãnh thổ đó. Trong khi các chiến thuật sử dụng lực lượng trên chiến trường có thể thay đổi thì nhiệm vụ cơ bản của bộ binh vẫn không thay đổi.
         Nhiệm vụ của các chú là tuần tra, bảo vệ, hộ tống…Một nhiệm vụ hết sức quan trọng và thiêng liêng đối với cuộc sống của nhân dân
     Với nghề bộ đội bộ binh này đòi hỏi những con người khỏe mạnh, gan dạ và ý chí  kiên cường nhưng hơn hết vẫn là tấm lòng vì nước, thương dân. Một phẩm chất hết sức cao quý của những nguời lính bộ là trung với Đảng, hiếu với dân, một lòng vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

          
      
Nếu là bác sĩ hay kĩ sư thì ít nhiều tối tối cũng được sum họp đoàn tụ với gia đình. Nhưng với bộ đội bộ binh thì không được như vậy, họ phải sống xa gia đình, xa những người thân yêu của mình. Thế nhưng không có nghĩa cuộc sống họ thiếu thốn tình cảm, bù vào đấy là tình cảm của những người anh em, đồng đội, tình quân dân sâu sắc.  


      Chắc ai cũng băn khoăn : Tại sao tôi lại chọn nghề này ? Vâng! Từ nhỏ tôi đã thích được sống tự lập, thích được một lần thử sống xa gia đình và mơ ước mình làm được một điều gì đó có ích cho đất nước. Mơ ước đó càng cháy bỏng hơn khi nghe ông kể về niềm hạnh phúc được làm bộ đội của ông, về cuộc sống ấm áp giữa quân và dân trong những ngày chiến đấu gian khổ. Chắc có lẽ vì thế mà tôi mong muốn trở thành bộ đội bộ binh. Tôi biết con đường đến với nghề và thủy chung với nghề không phải là dễ, đòi hỏi tôi phải bản lĩnh, gan dạ hơn rất nhiều.

       Đến với nghề là cả một sự cố gắng vượt bật. Không phải bất cứ ai cũng có thể trở thành một anh bộ đội xứng với danh bộ đội cụ hồ, chúng ta phải hoàn thiện nhân cách từ nhỏ. Để đến được với nghề, chúng ta phải trải qua những học kì, những tháng ngày rèn luyện hết sức nghiêm ngặt tại Quân đội nhân dân hoặc các trường quân đội khác.
        Có rất nhiều trường đào tạo nào là: -Trường  Học viện Lục quân Đà Lạt (Học viện quân sự cấp trung), trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, thành lập năm 1999, là học viện đào tạo cán bộ sĩ quan Lục quân cấp chiến thuật, chiến dịch cấp trung đoàn-sư đoàn, các chuyên ngành chỉ huy-tham mưu Lục quân su.
      Trụ sở chính: phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
      -Trường  Đại học Trần Quốc Tuấn (Trường Sĩ quan Lục quân 1) trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, được thành lập năm 1991, là trường đại học quân sự chuyên đào tạo sĩ quan chiến thuật lục quân cấp phân đội cho các quân khu, quân đoàn phía bắc Việt Nam. Đào tạo sĩ quan Lục quân chiến thuật cấp phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn) trình độ cử nhân khoa học quân sự (đại học và cao đẳng) các chuyên ngành: Binh chủng hợp thành (Tham mưu Lục quân su), Bộ binh, Bộ binh cơ giới, Hỏa khí (chỉ huy kỹ thuật vũ khí), Trinh sát Lục quân.
         Trụ sở chính: xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
-Trường Đại học Nguyễn Huệ (Trường Sĩ quan Lục quân 2), trực thuộc Bộ quốc phòng Việt Nam, được thành lập năm 1996, là trường đại học quân sự chuyên đào tạo sĩ quan chiến thuật lục quân cấp phân đội cho các quân khu quân đoàn phía nam Việt Nam.
 Trụ sở chính: xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
        Tôi chọn cho mình ngôi Trường Đại học Nguyễn Huệ nằm tại xã Tam Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

    
       Khao khát được làm Bộ đội bộ binh đã thôi thúc ý chí quyết tâm học thật giỏi, trở thành con ngoan, trò giỏi. Tôi thực sự yêu nghề này bởi lẽ đây là một nghề gian khổ mà hết sức thiêng liêng, cao quý – bộ đội bộ binh.

                      ******************************

 Sáng ngày 9/3 Trường chúng ta tổ chức tổng duyệt văn nghệ nhằm chọn ra những tiết mục hay, có ý nghĩa, đặc sắc diễn vào 23/3 để chào mừng ngày giải phóng quê hương, thành lập Đoàn thanh niện cộng sản HCM. Lớp chúng em có tham gia một tiết mục múa
"NƠI ĐẢO XA". Rất là phấn khới khi được BGK đánh giá rất cao, khen nhiều lắm..


            
 
  

               

                          NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3

                
                             

                            Ôn lại lịch sử ngày 8-3
      
         Lịch sử ngày 8-3 bắt đầu từ phong trào nữ công nhân nước Mỹ. Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ đã thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy, xí nghiệp.
 Nhưng bọn chủ tư bản trả lương rất rẻ mạt, giờ giấc làm việc không hạn định cốt sao thu được nhiều sản phẩm cho chúng. Căm phẫn trước sự bất công đó, ngày 8-3 năm 1899, nữ công nhân nước Mỹ đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Phong trào bắt đầu từ nữ công nhân ngành dệt và ngành may tại hai thành phố Chi-ca-gô và Nữu Ước. Mặc dù bị bọn tư bản thẳng tay đàn áp, chị em vẫn đoàn kết chặt chẽ, bền bỉ đấu tranh buộc chúng phải nhượng bộ. Cuộc đấu tranh của nữ công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới, đặc biệt phụ nữ ở nước Đức, một nước có kỹ nghệ tiên tiến lúc bấy giờ. Trong phong trào đấu tranh giai cấp lúc đó đa xuất hiện hai nữ chiến sỹ lỗi lạc, đó là bà Cla-ra Zet-kin (Đức) và bà Rô-gia Lúc-xăm-bua (Ba Lan). Nhận thức được sự mạnh mẽ và đông đảo của lực lượng lao động nữ và sự cần thiết phải có tổ chức, phải có lãnh đạo để giành thắng lợi cho phong trào phụ nữ nên năm 1907, hai bà đã cùng phối hợp với bà Crup-xkai-a (vợ đồng chí Lê-nin) vận động thành lập Ban "Thư ký phụ nữ quốc tế". Bà Cla-ra Zet-kin được cử làm Bí thư.
Năm 1910, Đại hội phụ nữ quốc tế XHCN họp tại Cô-pen-ha-gen (Thủ đô nước Đan Mạch) đã quyết định lấy ngày 8-3 làm ngày "Quốc tế phụ nữ", ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu:
- Ngày làm 8 giờ.
- Việc làm ngang nhau.
- Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Từ đó ngày 8/3 trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.
Ở nước ta, vào ngày 8/3 còn là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – hai vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt.
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa. Lời hịch thiêng liêng “Đền nợ nước, trả thù nhà” đã nhận được sự hưởng ứng của các Lạc hầu, Lạc tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận và đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa. Man Thiện (mẹ của Hai Bà Trưng), bà Lê Chân (Hải Phòng), bà Bát Màn (Thái Bình), bà Lê Thị Hoa (Thanh Hóa), bà Thánh Thiện (Hà Bắc)… ý chí kiên cường và lòng yêu nước của Hai Bà đã được đúc kết lại bằng những vần thơ bất hủ:
       “Một xin rửa sạch nước thù
       Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
       Ba kẻo oan ức lòng chồng
       Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã lan rộng khắp nơi. Trong một thời gian ngắn, dưới sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà, nghĩa quân đã đập tan chính quyền đô hộ. Tên tướng đô hộ là Tô Định phải cải trang bằng cách cắt tóc, cạo râu tìm đường tẩu thoát về nước.
Bà Trưng Trắc được các tướng lĩnh và nhân dân suy tôn làm vua. Bà lên ngôi và lấy niên hiệu là Trưng Nữ Vương; đóng đô ở Mê Linh (huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay).
Năm 42, nhà Hán lại kéo quân sang xâm lược nước ta. Hai Bà lại một lần nữa ra quân, phất cờ khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa lần này chỉ kéo dài được 2 năm do thế và lực của ta và địch chênh lệch quá lớn. Hai Bà đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh anh dũng để giữ tròn khí tiết của mình, bảo vệ đất nước, bảo vệ dân tộc.

Mặc dù chỉ giành độc lập trong thời gian ngắn nhưng thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần dân tộc cao cả. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng còn là một minh chứng cho sức mạnh lớn lao, khả năng dồi dào của người phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trang sử oanh liệt này sẽ mãi mãi được lưu truyền cho muôn đời con cháu mai sau.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét