Chiều nay (20/5/2014) tập thể lớp 9/6 và phụ huynh đến Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam/ Dioxin và trẻ em bất hạnh Tỉnh Quảng Nam
Tiểu sử sơ lược về Bác Hồ kính yêu
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởn sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời niên thiếu. Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởn sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời niên thiếu.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước.
Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những côngnhân và những người dân thuộc địa, vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng Mười Nga đã đưa Hồ Chủ tịch đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ra sức nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã nhận rõ đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.
Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp Việt Kiều ở Pháp. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến Hội nghị Véc-xây (Pháp) "Bản yêusách của nhân dân Việt Nam ", đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam .
Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoa chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản.
Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo "Người cùng khổ" ở Pháp. Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản. Cùng năm đó, Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân. Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông - Nam châu Á. Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động.
Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam . Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chị thị quý báu cho Ban chấp hành Trung ương Đảng ta.
Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Người về nước triệu tâp hội nghị n thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), gấp rút xây dựng lực lượng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Ngày 22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Tháng 8/1945, trong không khí sôi sục cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Người cùng Trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Trong những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn chồng chất và bị bao vây bốn phía. Nạn đói do phát xít Nhật - Pháp gây ra đã giết hại hơn hai triệu người Việt Nam . Tháng 9/1945 câu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân ra vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc.
Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam . Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra miền Bắc và lấn dần từng bước ở miền Bắc, âm mưu tieến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954).
Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Miền Bắc Việt Nam được giải phóng. Nhưng một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam .
Tháng 9/1960, đại hội lần thứ ba của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về hai nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và của Ban chấp hành Trung ương đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiếng chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của mộtngười cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới.
Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn" (HỒ CHÍ MINH VIETNAMESE HERO OF NATIONAL LIBERATION AND GREAT MAN OF CULTURE) vào năm 1990.
Nhân dân mừng chiến thắng
Quân giải phóng chiếm trụ sở biệt khu thủ đô Sài Gòn ngày 30/4/1975
Các chiến sĩ quân giải phóng đang chạy vào Dinh Độc Lập cắm cờ Cách mạng
|
ĐÊM HỘI DIỄN VĂN NGHỆ
TIẾT MỤC ĐẠT GIẢI A |
TRẠI HƯỚNG NGHIỆP
MỪNG QUÊ HƯƠNG GIẢI PHÓNG
VÀ NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN
Tham gia bán chè chợ quê |
Ban giám hiệu thăm gian hàng bán chè |
HS lớp 7/4 ăn chè ủng hộ |
Chen nhau mua chè |
THI NGHI THỨC ĐỘI VÀ MÚA HÁT TẬP THỂ
Lớp được vào chung kết nghi thức đội |
VĂN NGHỆ CHUẨN BỊ DIỄN MỪNG QUÊ HƯƠNG GIẢI PHÓNG VÀ NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN
LỊCH SỬ Ý NGHĨA NGÀY 8 THÁNG 3
Năm 1910, một nhà hoạt động xã hội người Đức, Clara Zetkin, đề nghị lấy ngày 8/3 làm ngày Quốc tế Phụ nữ để kỷ niệm những cuộc biểu tình và những cuộc đấu tranh của phụ nữ trên toàn thế giới vì bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ.
Nhiều sự kiện đáng chú ý khác liên quan đến ngày 8/3 như cuộc đấu tranh lớn tại Nga vào ngày 23/2/1917 theo lịch Nga và là ngày 8/3 theo lịch Công giáo, những nữ công nhân đã ồ ạt tấn công khắp các đường phố của Nga. Sự kiện đó sau này được đánh giá là một trong những tác nhân châm ngòi cho Cách mạng Tháng Mười Nga. Ngoài ra, còn rất nhiều cuộc đấu tranh của phụ nữ trên thế giới cũng nổ ra vào tháng 3 lịch sử.
Năm 1975, Liên Hiệp Quốc đã lấy ngày 8/3 hằng năm làm ngày Quốc tế Phụ nữ. Hai năm sau, LHQ đã thông qua nghị quyết các nước thành viên kỷ niệm ngày này như là ngày vì quyền bình đẳng, sự tiến bộ của phụ nữ và hòa bình cho thế giới.
Ý nghĩa Ngày 8-3 ở Việt Nam
Tại Việt Nam, ngày Quốc tế Phụ nữ được kỷ niệm rất trang trọng: một ngày tràn ngập hoa và những lời chúc tốt đẹp dành cho phụ nữ. Hầu hết người ta đã không còn nhớ chính xác về ý nghĩ lịch sử của ngày này. Nam giới coi đây là cơ hội để thể hiện sự ga-lăng của mình cho những người mà họ yêu quý. Ngày 8/3 đã bị xóa nhòa ranh giới về ý nghĩa thực của nó.Chính cái ý nghĩa "phát sinh" lại trở nên... rất ý nghĩa đối với phụ nữ. Trong 365 ngày trong năm, người phụ nữ có riêng một ngày để được cả xã hội quan tâm, ngợi ca và cả bày tỏ niềm kính trọng. Một ngày "bù đắp" cho những vất vả của những người mẹ tảo tần, những người vợ đảm đang, những người vun vén dựng xây tổ ấm gia đình. Có thể không cần phải nói nhiều bạn cũng hình dung ra vai trò và trách nhiệm to lớn của người phụ nữ thời hiện đại: là người nội trợ chính trong gia đình, người lao động kiếm tiền ngang bằng với nam giới, là những nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của xã hội. Là người gánh vác trách nhiệm sinh nở, cùng nuôi dạy con cái trưởng thành. Thành đạt hơn, đảm đang hơn, tự tin hơn và xinh đẹp hơn - đó là hình dung về những phụ nữ Việt Nam của thế kỷ 21. Và người phụ nữ đang dần khẳng định rằng mình là phái đẹp chứ không còn là... phái yếu như trước nữa.
ĐÓN TẾT NGUYÊN TIÊU
THỜI KHÓA BIỂU HỌC KỲ II
(Áp dụng từ 30/12/13)
Thứ 2 : CC-ĐỊA-TOÁN-CÔNG DÂN-TOÁN
Thứ 3:TOÁN-TOÁN-SỬ-SINH-LÝ
Thứ 4: HÓA-CÔNG NGHỆ-ANH-VĂN-VĂN
Thứ 5: VĂN-VĂN
Thứ 6: HÓA-SỬ-MT-TOÁN-LÝ
Thứ 7: ANH-TOÁN-SINH-VĂN-SHL
*********************************
LỊCH THI HỌC KỲ I (Thi vào buổi sáng )
Thứ 3(24/12/13) : Môn Sinh, Địa
Thứ 4 (25/12/13):Môn Hóa, Sử
Thứ 5 ( 26/12/13): Môn Văn, Nhạc
Thứ 6 (27/12/13) : Môn Toán, công dân
Thứ 7(28/12/13): Môn Anh, Lý , Công nghệ
Lao động là VINH QUANG
HỘI CMHS LỚP TỔ CHỨC KỶ NIỆM 31 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAMHOẠT ĐỘNG NGLL THÁNG 11CHỦ ĐIỂM: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO |
Thông báo: Ngày mai 11/11/2013( thứ 2) các em nghỉ học.
TIN BÃO GẦN BỜ (CƠN BÃO SỐ 14) | |
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 14, ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió giật mạnh cấp 8, ở quần đảo Hoàng Sa đã có gió giật mạnh cấp 9, ở đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa), có gió giật mạnh cấp 10, cấp 11.
| |
Hồi 01 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,3 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Ngãi – Thừa Thiên Huế 270km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, đi dọc các tỉnh Trung Trung Bộ, mỗi giờ đi được khoảng 30km. Đến 01 giờ ngày 11/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc; 105,7 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển các tỉnh Bắc Trung Bộ và khu vực Nam Đồng Bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14. Trong khoảng 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Bắc và Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 13 giờ ngày 11/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 106,0 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. Trong khoảng 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 01 giờ ngày 12/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,8 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, trên các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7. Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Do ảnh hưởng của bão, khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ (bao gồm đảo Hòn Ngư), vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Quảng Trị (bao gồm cả các đảo Lý Sơn và Cồn Cỏ) có gió mạnh dần lên cấp 8, cấp 9, sau tăng lên cấp 10 - 11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 13 - 14, giật cấp 15, cấp 16. Biển động dữ dội. Khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ từ trưa chiều nay (10/11) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh. Các tỉnh từ Quảng Nam đến Quảng Bình có gió mạnh dần lên cấp 7 - 8, vùng gần tâm bão cấp 9 - 10, giật cấp 11, cấp 12. Ở các tỉnh ven biển Bắc Bộ và Thanh Hóa từ chiều tối và đêm ngày 10/11 gió sẽ mạnh dần lên cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 11, cấp 12, giật cấp 13 – 14. Ở khu vực Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông, sau đó vùng mưa sẽ mở rộng ra Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ, nhiều nơi có mưa to đến rất to. Khu vực ven biển và các đảo từ Quảng Trị - Quảng Bình cần đề phòng nước dâng do bão kết hợp với triều cường cao từ 2,5 – 3,5 m. Khu vực ven biển từ Hà Tĩnh – Hải Phòng cần đề phòng nước dâng do bão kết hợp với triều cường cao từ 4,0 – 5,0 m. Sóng biển 3 – 5m, vùng gần tâm bão 5 - 7m. Bản tin tiếp theo được phát vào lúc 05h30 ngày 10/11. Tin phát lúc: 03h30 Thi chung kết bóng đá Nữ |
SÁNG TÁC THƠ, VĂN NHÂN NGÀY 20-11
THẦM LẶNG
Em biết đấy!
Cuộc đời nhà giáo
Rất đơn sơ!
Rất đơn sơ!
Tập giáo án gối đầu
Viên phấn trắng !
Hương cuộc đời bay bổng
Đêm về đêm, thao thức băn khoăn.
Dẫu gian lao...
Vẫn thầm lặng năm tháng.
Vì thế hệ...
Vì ánh sáng tương lai...
Mãi mãi trong ta tình yêu thầm lặng
Dẫu gian lao...
Trăm năm vẫn trồng người
Cô CN : Nguyễn Thị Phi
NỖI LÒNG
Thời gian cứ trôiDòng đời vẫn chạy
Thầy cô còn đây
Tóc bạc mái đầu
Hiền từ, nhân hậu
Nghiêm khắc, dịu dàng
Vinh hiển, chẳng màng
Lái đò tri thức
Chảy trong huyết quản
Niềm đam mê đỏ
Tình yêu không nhỏ
Trăm năm trồng người
Đem lại nụ cười
Niềm tin sáng chói
Tin vào ngày mới
Kiến thiết nước nhà
Tre rồi sẽ già
Măng rồi sẽ mọc
Cây sẽ đơm hoa
Hoa sẽ kết quả...!!!
Nguyễn Thúy Vy
THẦY TÔI !
Bây giờ đang là thời điểm giao mùa....Những cơn mưa ngâu đầu mùa đã nhường chỗ cho mùa đông đến gần với cuộc sống con người hơn. Đông đầu mùa đẹp với bầu trời cao xanh trong vời vợi, tiết trời se se lạnh, một vài chiếc lá vàng khẽ rơi trước gió, gợi cho ta nhiều cảm xúc khó tả. Dường như tâm trạng của con người bị ảnh hưởng bởi thiên nhiên nhiều lắm, vì hòa nhập với thiên nhiên ta lại được sống thực với lòng mình, một chút gì đó trầm lắm nhưng rất đổi sâu sắc. Lục lại quá khứ, những kí ức, kỉ niệm chợt hiện về rõ mồn mọt, ta lại có cơ hội sống cùng chúng một lần nữa với đầy đủ cung bậc yêu thương, một lần nữa ta được trở về với thời điểm ấy để biết rằng ta đã từng có cảm xúc như thế....
Vào thời điểm đó....Nó-một cô bé học sinh lớp 9, như đưa nó với với cuộc sống 8 năm trước của nó, một khoảng lặng nhỏ giữa cuộc sống ồn ào để suy nghĩ về nhiều điều, hình ảnh thầy nó hiện ra không mờ nhạt mà rõ ràng khiến nó phải giật mình, cái giật mình cho sự vô tâm, tạm lãng quên những người vô cùng quan trọng. Cũng không phải vô tình nó nhớ đến thầy nó trong cái không khí tất bật chuẩn bị cho ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 - ngày hiến chương và tri ân thầy cô. Nó tự trách bản thân nó và tự nghĩ trong lòng rằng xin lỗi thầy nó! Cuộc sóng bận rộn với nhiều thứ không cho phép nó dành nhiều thời gian nghỉ về thầy nó. Nhưng lần này, nhân cơ hội đáng quý, nó đã thể hiện tất cả tình cảm của nó dành cho thầy nó - một người đặc biệt quan trọng đối với nó bằng tấm lòng chân thành cùng một chút sự dằn vặt , trách móc bản thân
Nhà nó và thầy nó gần nhau, vâng! Một mối quan hệ khác nữa là hàng xóm nhưng rất ít khi gặp nhau vì thầy là giáo viên mà theo những gì nó biết thì giáo viên bận lắm. Qua hàng loạt lí do đưa ra, có thể ý thức về sự tồn tại của mình, nó vẫn không hề biết gì về thầy ngoài những thông tin cơ bản mà mẹ nó đã cung cấp cho nó, hay nói chính xác hơn là nó không mấy ấn tượng về người hàng xóm hay vắng nhà này....
Một ngày nọ, sự kiện mang ý nghĩa lớn trong đời nó đã đến , cũng có thể coi là cột mốc đánh dấu sự thay đổi và tất nhiên trong đó gắn với hình ảnh thầy nó mà nó không thể nào quên được. Thầy nó đến nhà nó chơi đúng lúc nó bị ốm nên phải nghỉ học ở nhà, thầy nó đã tra tấn bệnh nhân bằng một bài toán đúng bệnh nghề nghiệp:
- Tìm hai số tự nhiên liên tiếp có tổng bằng 25 - có thể coi đây là bai toán không quên của nó
Vẻ mặt hí hửng với câu trả lời đúng khi đó của nó rất vui. Nhưng đặc biệt là câu nói của thầy :
-" tốt đấy! cố gắng học rồi thầy sẽ dạy con trở thành một học sinh chuyên toán và tiếp tục theo đuổi nó nhé "
Ôi trời! nó lúc đấy là đứa học sinh lớp một thì biết gì là chuyên toán chứ, nhưng cứ nghỉ được thầy tin tưởng là nó sung sướng lắm rồi. Từ đó, động lực học của nó mạnh lắm, nó muốn nổ lực để trở thành học trò của thầy nó; suy nghĩ đó cứ lớn dần trong nó . Thời gian trôi qua, nó lần lượt hoàn thành từng năm học xuất sắc như bao học sinh khác. Và rồi cái ngày nó luôn trông mong chờ đợi cũng đã đến, cái ngày mà nó được thầy nó nhận vào học, cái ngày thầy nó thực hiện câu nói gần 7 năm trước của thầy nó, nó được mẹ nó dắt lên nhà thầy và sau cuộc nói chuyên giữa hai người nó chính thức nhập môn . Khoảng thời gian học ở nhà thầy nó đã làm cho nó thấy rất thích thú. Hơn một năm gắn bó thôi cũng để lại rất nhiều ấn tượng sâu sắc cho nó. Và hơn cả là, thầy nó đã giúp nó có cách nhìn đúng hơn về nghề giáo viên . Lần đầu tiên nó mới thật sự hiểu rằng tại sao thầy nó luôn bận rộn, cái nguyên nhân mà nó ghét từ khi còn nhỏ bây giờ đã được giải đáp. Công việc đưa đò với những thế hệ học sinh khác nhau, sự hi sinh thầm lặng để hoàn thành sự nghiệp trồng người không phải là chuyện đơn giản, phải có lòng yêu nghề cao mới có thể sống chết cùng nghề này, mới có tinh thần, trách nhiệm, lòng tận tụy , miệt mài bên những trang giáo án. Nó như đã thấm thía được điều đó rồi. Cứ mỗi khi nhìn thấy khuôn mặt gầy nhợt nhạt đi vì tối qua thức trắng đêm để soạn giáo án của thầy nó, tim nó có chiếc dao lam cứa vào, nó trào lên một cảm xúc khó tả, bỗng dưng nó thương thầy nó hơn ai hết. Công việc đó đòi hỏi sự tập trung cao độ và tư duy không ngừng nghỉ và thầy nó bảo hút thuốc sẽ đem lại cho thầy nó điều đó . Hậu quả đến với thầy nó là những cơn ho dữ dội. Lúc đó nó dã nhận ra được quanh thầy nó tỏa sáng ra sự cống hiến lặng lẽ hi sinh những gì bản thân có, kể cả cái quý nhất là sức khỏe, cái ánh sáng ấy luôn đi theo nó, luôn len lỏi trong tâm trí nó, nó khâm phục và kính trọng thầy nó. Đã rất nhiều lần, vì thương thầy nên nó cố gắng khuyên thầy bỏ hút thuốc để bảo vệ sức khỏe nhưng thầy nó không chịu, thầy nó bảo sẽ quyết tâm dành những năm cuối cùng trước khi về hưu để hết lòng với một số thế hệ học sinh nữa, nên không thể từ bỏ thói quen mấy chục năm này được, nếu không có thói quen đó thầy sẽ phân tâm khi soạn bài. Ngay lúc này đây, nó không thẻ nói gì hơn được, nó không thể diễn tả cảm xúc bằng lời được, có một cái gì đó đang bóp chặt trái tim nó. Thầy nó đã để lại cho nó cái ấn tượng mà dù chuyện gì xảy ra nó cũng không thể quên . Thầy nó thường chia sẽ với nó những vấn đề trong sự nghiệp dạy học của mình ,về những điều mà chỉ có những học trò ngây thơ mới có thể đem lại cho thầy nó . Và cũng rất nhiều lần, nó thầm biết ơn thầy nó vì thầy nó đã cho nó lời khuyên đúng khi nó đứng trước nhiều sự lựa chọn hay gặp chuyện rắc rối gần như gục ngã vì thất bại . Thầy nó đã từng nói với nó rằng " muốn thấy cầu vồng phải chịu đựng cơn mưa" và đó là một triết lí sống mà nó tự nhủ sẽ mang theo suốt đời..
Bỗng nhiên, vào giữa năm lớp 8, một thông tin từ gia đình đã làm cho nó rất đau và đã khiến cho nó gần như sụp đổ hoàn toàn, nó đã thức trắng đêm trằn trọc mãi không ngủ được vì quá nhiều câu hỏi cứ quay quẩn trong đầu nó. Đó là một thông tin mà chắc chắn cả nó và thầy nó đều không muốn nghe : bố nó phải chuyển công tác và nó phải theo gia đình nó đi đến sống tại một nơi khác, rất xa so với thầy nó..Nó mất rất nhiều thời gian vì mải nghĩ về chuyện sẽ không được học thầy nó nữa... người nó như xanh xao đi vì chuyện này. Rồi cái ngày nó đi đã đến, người đã đến đầu tiên và rất sớm không ai khác ngoài thầy nó, một lần nữa tim nó lại quặng đau vì thầy nó cũng gầy đi vì phải xa một đứa học trò ngoan ngoãn như nó.. Thầy nó đến bên nó, đưa cho nó 3 cuốn sách và nói rằng : Hãy giữu kĩ ba quyển sách này và hãy giải tất cả những bài toán này bằng sự nghiên cứu thật sự tỉ mỉ, con sẽ thành công!" . Nó ôm chặc ba quyển sách và đặt câu nói của thầy nó vào một góc của trí nhớ. Nước mắt của nó lúc này đã tràn ngập khuôn mặt ngây ngô của nó. Cuối cùng, giờ bay cũng đã đến nó phải chia tay thầy nó và hai thầy trò cứ mãi nhìn về nhau đến khi không thể nhìn thấy nhau nữa....
Bước vào một cuộc sống mới, môi trường học tập mới, nó phải hòa nhập và cố gắng nổ lực hết mình để không phụ lòng ba mẹ và thầy nó- những người luôn đặt niềm tin đặc biệt ở nó. Dù kể từ lúc đó nó không được học thầy nó nữa, không được cùng gắn bó với thầy nó để phân tích từng bài toán khó không được cùng thầy nó chia sẽ nhưng nan giải trong cuộc sống qua những lần nói chuyện vài tiếng đồng hồ nữa...nhưng thầy nó sẽ mãi mãi ngự trị trong trái tim nó . Thầy nó vẫn luôn bên nó, vẫn động viên tiếp thêm sức mạnh để nó vượt qua và tập trung hết mình trong học tập . Những cuộc gọi điện hỏi thăm của thầy nó đã làm nó cảm thấy ấm áp vô cùng. Điều mà nó lo sợ là sau này sẽ không còn được thầy quan tâm nữa vì thầy còn có các thế hệ học sinh khác nữa . Nó thầm cảm ơn thầy nó về tất cả, một lời cảm ơn xuất phát từ tận trái tim nó.
Thế nhưng....
Đầu năm lớp 9, nó được trường cho nghĩ 1 tuần nên có có ý định về thăm thầy nó , và được tâm sự với thầy nó về nhiều chuyện được cùng thầy nói về ước mơ của nó . Suy nghĩ ấy lóe sáng chưa được một ngày thì nó nhận được một cái tin mà chắc chắn nó không muốn xuất hiện trong cuộc sống nó...thầy nó đã ra đi...nó tự nghĩ tại sao thầy nó lại nhẫn tâm bỏ nó đi về một nơi mà nó nghĩ thầy nó sẽ sống thoải mái hơn. Nó còn chưa kịp nói với thầy nó ước mơ của nó là làm cô giáo dạy toán , nó không mong quá khả năng là trở thành một cô giáo quá đổi tuyệt vời như thầy , nó chỉ muốn góp phần tạo nên những thế hệ học sinh mới với tất cả tài đức đang có . Nó biết phải cố gắng thật nhiều và nó hi vọng thầy nó sẽ là người chỉ đường cho nó đi, nó hi vọng thầy nó sẽ giúp nó nếu nó thật sự quyết tâm theo đuổi nghề này . Nó rất muốn là một cô bé luôn được thầy yêu thương và dành cho nhiều điều tốt đẹp ...nó muốn nhiều lắm .... Bước chân nó như khựng lại , cả người nó tê cứng , cảm xúc đau buồn tột cùng không thể cho nó làm được bất cứ điều gì khi nhận cái tin ấy... cái tin mà nó không bao giờ muốn nghe lần nữa và sau khi nghe xong mọi thứ nó muốn đều trở nên vô nghĩa, sẽ chẳng bao giờ thành hiện thực. Thầy đi thật rồi...chỉ vì căn bệnh ung thư phổi do hút thuốc quá nhiều. Nó nguyền rủa cái bệnh quái ác ấy , thầy nó đâu có tội tình gì tại sao lại cướp thầy nó đi trong khi sự cống hiến của thầy nó là quá lớn . Thầy nó đã đi vào cõi vĩnh hằng , đã trở thành người thiên cổ nhưng nó biết thầy nó đang ở đâu đó luôn dõi theo nó . Những giọt nước mắt hối hận lăn dài trên má nó chẳng thể cầm lại được, nó chưa kịp làm gì để đền đáp công ơn của thầy nó , nó cứ nghĩ thời gian còn nhiều để chờ nó thể hiện tình yêu thương đối với thầy nó . Nhưng nó đã sai và nó chẳng thể làm lại, sai lầm lớn nhất của nó là không làm những điều đáng quý là thể hiện sự biết ơn sâu sắc đối với thầy nó sớm hơn. Nó luôn hi vọng thầy nó ở nơi ấy sẽ hiểu cho nó. Ngàn lần khắc ghi công lao của thầy nó trong cuộc đời nó, có lẽ nó sẽ không bao giờ gặp được một người vô vùng đáng quý như vậy . Bóng đêm đã giăng trùm khắp nơi , nó như chẳng thể rút mình ra để hòa vào cuộc sống ồn ào náo nhiệt ngoài kia dù biết rằng thời gian sẽ xóa mờ đi tất cả , quá khứ đã qua đi và ta chỉ cần sống hết mình cho hiện tại để không phải nuối tiếc về điều gì... Nhưng nỗi đau mất thầy đã bao trùm lấy nó trong thời gian dài, nó nhận ra rất nhiều điều ... Và không dừng ở đó, nó tự hứa với bản thân sẽ ra sức học tập thực hiên ước mơ của mình để thể hiện sự biết ơn thầy nó.
Vậy là ngày 20-11 đầu tiên nó không được chúc sức khỏe thầy đã sắp tới, lòng nó buồn man mác , bao cảm xúc ân hận một lần nữa lại hiện về trong nó nhưng nó không khóc nữa vì nó đã lớn hơn nhiều. Nó đến bên thầy nó với một bó hoa tười thắm nhất và nói rằng :" Cầu chúc cho thầy nơi thiên đường sống bình yên , thầy nó sẽ có thời gian nghĩ sau một chặng đường dài tận tụy với công việc, con yêu thầy !"
GIỚI THIỆU SÁCH
Lớp 9/6
Bạn giới thiệu sách: Trương Bảo Ngọc |
Kính thưa quí thầy cô và các bạn!
Lớp 9/6 xin giới thiệu cùng bạn đọc cuốn nhật kí Đặng Thùy Trâm.
Bác sĩ Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26/11/1942 trong một gia đình trí thức Hà Nội. Năm 1966, tốt nghiệp loại ưu trường đại học y khoa Hà Nội. Sau đó vào chiến trường B công tác với tư cách là bác sĩ quân y chăm sóc và chữa bệnh cho thương binh. Bác sĩ đã hi sinh tuổi xuân của mình theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc “quyết tử, quyết sinh” vì miềm nam ruột thịt:
Một quãng đời với bao cảm xúc
Vất vả gian nan chẳng một phút yếu lòng
Dâng hiến cuộc đời phơi phới tuổi thanh xuân
Xứng danh nữ anh hùng
Trong tôi, trong bè bạn
Bác sĩ không chỉ gửi lại vẻ đẹp tâm hồn với bao cảm xúc của những ngày rực lửa mà còn hóa thân cho cả một bệnh xá đẫm đầy máu và nước mắt. Nay là bệnh xá Đặng Thùy Trâm ở Đức Phổ, Quãng Ngãi.
Kính thưa thầy cô và các bạn!
Cuốn nhật kí Đặng Thùy Trâm do nhà phê bình Văn học Vương Chí Nhàn biên tập, dài khoảng 322 trang giấy trắng, được in trên khổ 13x20.5 cm. Bề mặt trước và sau quyển sách là gam màu đen xám giản dị, đặc biệt giữa mặt cuốn sách là bức chân dung bác sĩ và những dòng hồi kí.
Đây là cuốn nhật kí đã vượt hàng nghìn hải lí, được sống tại nước Mĩ và trở về quê hương vào dịp kỉ niệm 30 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam (30/4/1975-30/4/2005). Điều đáng buồn và tiếc nuối khi kỉ vật còn đây mà người đã vĩnh viễn ra đi.
Kính thưa quí thầy cô và các bạn!
Xuyên suốt những trang nhật kí chị đã ghi lại cuộc sống vui buồn trên chiến trường miền Nam ác liệt với tâm trạng của đứa con xa nhà, ghi nhận những niềm tin, những thất vọng hoặc nỗi trăn trở trong cuộc sống và những chia sẻ giúp đỡ đồng chí đồng đội, yêu thương nhau lúc khó khăn. Có khi Thùy Trâm lại ghi những ngày làm việc vất vả cật lực không nghỉ ngơi một mình chị vừa là bác sĩ, vừa là y tá, vừa là hộ lí thế mà vẫn thấy vui và hạnh phúc, chị hạnh phúc hơn khi được bệnh nhân nhận xét là người có tinh thần trách nhiệm cao. Lại có trang ghi lại nỗi buồn mà người đọc không cầm lòng được: “ Mưa vẫn cứ rơi hoài, mưa càng thêm buồn thấm thía và mưa lạnh làm cho người ta thèm khát vô cùng một cảnh sum họp gia đình, ước gì có cánh bay về căn nhà phố Lò Đúc để cùng ba mẹ và em ăn một bữa cơm rau muống”. Chị ghi lại tất cả tấm lòng yêu thương của chị với bệnh nhân nhất là những cuộc chạy càn quy mô, toàn bệnh xá di chuyển vất vả vô cùng chị xót thương cho những anh thương binh mồ côi lấm tấm trên gương mặt còn xanh xao ráng từng bước lết đèo lại lên dốc. Sự hi sinh của đồng đội có lúc Trâm phải thốt rằng:
“Đau xót biết chừng nào! Không lẽ quyển sổ này cứ ghi tiếp mãi những trang đầy máu hay sao? Nhưng Thùy ơi! Hãy ghi đi ghi cho đầy đủ tất cả máu xương, mồ hôi và nước mắt của đồng bào ta đã đổ 20 năm nay và những ngày cuối của cuộc đấu tranh sinh tử này.”
( 4/8/1968)
Trang khác chị lại ghi:
“Mỗi giây phút qua đi, nỗi đau thương lớn dần, giờ đây nước mắt mình giàn giụa. Mình khóc một mình bên ánh đèn khuya, những giọt nước mắt mằn mặn. Khiêm ơi! Có cách nào nghe được lời Thùy nữa hay không? Hãy nghe đây lời hứa trả thù cho Khiêm. Hứa bằng đau thương xé ruột, bằng căm thù bầm gan và hứa bằng thương nhớ không bao giờ phai. Nghe chăng Khiêm người bạn bất tử.”
Cứ mỗi một ca hi sinh chị lại ân hận, lại dày vò. Ngày tháng qua đi những dòng nhật kí chất chứa cùng tuổi xuân của chị. Khói lửa chiến tranh đã cướp đi tình yêu và tuổi trẻ. Chị đã cảm nhận được điều đó nhưng ước mơ của chị là đánh thắng giặc Mĩ dành độc lập. Chị cũng đã từng yêu và cũng chia tay khi thấy tình yêu không phù hợp nhưng chị vẫn tôn trọng và cất giữ, vẫn nhớ vẫn yêu khi trái tim khơi động.
Đêm ngày 21/2/1970 chị suýt chết vì mấy chiếc rọ HU-1A quần bắn oanh tạc hơn 1 tiếng đồng hồ. Đạn lửa tơi bời nổ chói tai. Ngồi trong hầm không rõ lúc nào là lúc viên đạn xuyên qua mình. Cái chết tưởng chừng như sờ thấy được nhưng rồi mọi chuyện cũng qua đi.
Chị cũng từng đào huyệt chôn đồng đội của mình những nhát cuốc bổ xuống làm bốc lửa căm hờn trong lòng chị. Chị không cầm được nước mắt khi khỏa đất lấp lên đồng đội.
Trong nhật kí ngày 10/6/1970 chị còn tâm sự với mẹ:
“ Mẹ ơi! Con hiểu lòng mẹ héo hon, đau xót khi con của mẹ còn phải lăn mình trong lửa đạn, những lá thư của con, của các em gửi đến mẹ chỉ nói lên một phần vạn sự gian khổ ác liệt vậy mà mẹ đã lo lắng như vậy. nếu như mẹ biết được con và các em đã trải qua những ngày ác liệt như thế này thì mẹ nói sao? Mẹ yêu ơi, nếu như con của mẹ có phải ngã xuống vì ngày mai thắng lợi thì mẹ hãy khóc ít thôi mà hãy tự hào vì các con sống xứng đáng. Đời người ai cũng chết một lần. Dĩ nhiên lòng con bao giờ cũng ao ước được trở về với mẹ với ba với miền Bắc ngàn vạn yêu thương.”
Và nhật kí chấm hết ngày 20/6/1970, hai ngày sau 22/6/1970 là ngày chị hi sinh. Bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã ra đi nhưng còn trong lòng người đọc một gương mặt đáng được tôn vinh “ anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Bởi chị “sống để cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Với những lời giới thiệu sơ lược về nhật kí Đặng Thùy Trâm. Tôi mong quý thầy cô giáo và các bạn tìm đọc để học tập và nêu gương người nữ anh hùng. Hiện thư viện trường đang lưu giữ Nhật kí Đặng Thùy Trâm, mong rằng cuốn nhật kí sẽ đến tay người đọc
******************************
Chào mừng kỷ niệm 83 năm ngày phụ nữ Việt Nam ngày (20/10/1930 - 20/10/2013): "Giang sơn gấm vóc Việt Nam là do phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”
Vào ngày 20/10, một nửa thế giới vốn được coi là “phái yếu”, là “chân yếu tay mềm” thường được nửa thế giới kia bày tỏ sự quan tâm và tôn vinh dưới nhiều hình thức nhưng không phải ai cũng biết vì sao lại có một ngày mang ý nghĩa rất đẹp này. Theo dòng lịch sử, 83 năm trước, vào ngày 20/10/1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập. Để đánh dấu sự kiện quan trọng này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định lấy ngày 20/10 hàng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là Ngày Phụ nữ Việt Nam.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 20-10-1946, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được thành lập, mà tiền thân là Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai, nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước. Đây cũng là lần đầu tiên, người phụ nữ Việt Nam được cầm lá phiếu bầu cử, tham gia các công tác chính quyền và xã hội, nắm giữ nhiều trọng trách trong bộ máy Nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Từ khi ra đời, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng phụ nữ theo đường lối của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Giang sơn gấm vóc Việt Nam là do phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Thời kỳ chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, không kể xiết những tấm gương phụ nữ dũng cảm, kiên trung. Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu, dù chưa đủ 18 tuổi, nhưng đã dám quăng lựu đạn giết chết và làm bị thương 20 tên giặc. Không khai thác được gì từ người con gái ấy, giặc Pháp đã tử hình cô. Khi đao phủ bắt cô quỳ xuống, người con gái ấy quát lại bọn chúng một câu đã đi vào huyền thoại: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!”. Rồi Nguyễn Thị Minh Khai, sau những ngón đòn tra tấn tàn bạo, đồng chí đã lấy máu mình viết lên cánh cửa phòng giam: “Dù đánh, dù treo, càng cương quyết/ Dù kềm, dù kẹp, chẳng sai lời/ Hy sinh phấn đấu vì nhiệm vụ/ Triệt để thực hành chết mới thôi”.
Phụ nữ đã là một phần không thể thiếu góp vào thành công của cách mạng Việt Nam, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong công cuộc xây dựng đất nước, phụ nữ đã có những đóng góp quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Nếu trong chiến tranh, phụ nữ Việt Nam chăm chỉ cấy cầy ở hậu phương hay hăng hái lên đường sánh vai cùng nam giới nơi tiền tuyến đánh giặc cứu nước, cứu dân thì lúc tổ quốc thái bình, họ lại trở về với đời thường phát huy tột đỉnh những phẩm chất cao qúy vốn có của người phụ nữ. Đó là những mẹ hiền tần tảo nuôi con, là những người vợ đảm đang thủy chung, là những người con hiếu thảo với cha mẹ... Trong bất kì hoàn cảnh nào, tình thương của người mẹ vẫn tỏa sáng, làm dịu đi những nỗi đau của những mảnh đời bất hạnh. Đức hi sinh của người phụ nữ Việt Nam thật non chồng bể chứa, càng nghèo khó bao nhiêu, càng sâu đậm bấy nhiêu.
Những truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang là những bản chất tốt đẹp đã được các thế hệ phụ nữ Việt Nam kế thừa và phát huy. Có thể nói, đây không chỉ là niềm tự hào của riêng phụ nữ Việt Nam mà còn là một thứ tài sản qúy báu của cả dân tộc Việt Nam.
Phụ nữ đã là một phần không thể thiếu góp vào thành công của cách mạng Việt Nam, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong công cuộc xây dựng đất nước, phụ nữ đã có những đóng góp quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Nếu trong chiến tranh, phụ nữ Việt Nam chăm chỉ cấy cầy ở hậu phương hay hăng hái lên đường sánh vai cùng nam giới nơi tiền tuyến đánh giặc cứu nước, cứu dân thì lúc tổ quốc thái bình, họ lại trở về với đời thường phát huy tột đỉnh những phẩm chất cao qúy vốn có của người phụ nữ. Đó là những mẹ hiền tần tảo nuôi con, là những người vợ đảm đang thủy chung, là những người con hiếu thảo với cha mẹ... Trong bất kì hoàn cảnh nào, tình thương của người mẹ vẫn tỏa sáng, làm dịu đi những nỗi đau của những mảnh đời bất hạnh. Đức hi sinh của người phụ nữ Việt Nam thật non chồng bể chứa, càng nghèo khó bao nhiêu, càng sâu đậm bấy nhiêu.
Những truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang là những bản chất tốt đẹp đã được các thế hệ phụ nữ Việt Nam kế thừa và phát huy. Có thể nói, đây không chỉ là niềm tự hào của riêng phụ nữ Việt Nam mà còn là một thứ tài sản qúy báu của cả dân tộc Việt Nam.
DỌN VỆ SINH SAU CƠN BÃO SỐ 11
TIỂU SỬ ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TRỖI
Nguyễn Văn Trỗi (1 tháng 2 năm 1940 – 15 tháng 10 năm 1964) là một người đã thực hiện cuộc đánh bom không thành nhằm vào Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara. Bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa kết án tử hình, ông đã trở nên nổi tiếng với những lời tuyên bố nảy lửa và được phía Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn vinh như một người anh hùng trong Chiến tranh Việt Nam.
Nguyễn Văn Trỗi là con thứ ba (do đó ông còn có tên là Tư Trỗi) trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, Việt Nam.
Sau Hiệp ước Genève, gia đình ông vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, ông làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn.
Năm 1964, ông được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức Hòa (Long An).
Ngày 2 tháng 5 năm 1964, ông nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý, để ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Công việc bại lộ, ông bị bắt lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964.
Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn tại sân sau nhà lao Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964, trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài. Những phút cuối cùng, ông tỏ ra rất can đảm, không đồng ý bịt mắt và xưng tội và hô lên những lời cuối cùng được các phóng viên ghi lại[3]:
“ | Hãy nhớ lấy lời tôi Đả đảo đế quốc Mỹ Đả đảo Nguyễn Khánh Hồ Chí Minh muôn năm Hồ Chí Minh muôn năm Hồ Chí Minh muôn năm!" | ” |
—Nguyễn Văn Trỗi
|
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa bí mật cho chôn xác Nguyễn Văn Trỗi tại nghĩa trang Văn Giáp ở Giồng Ông Tố (nay thuộc phường Bình Trưng Đông, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh). Sau nhiều ngày tìm kiếm, cha đẻ và vợ ông mới tìm thấy mộ.
KẾT QUẢ ĐƯỢC CHỌN VÀO ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TỈNH
1.Nguyễn Đức Hoàng Dương2.Trần Tùng Dương
3. Trần Ngọc Tân
4.Nguyễn Võ Hương Trinh
THÁNG AN TOÀN GIAO THÔNG
“An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với người tham gia giao thông hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn và hạnh phúc cho mình cũng như gia đình mình.
Vậy chúng ta hãy nêu cao tinh thần hành động của tuổi trẻ học đường, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Và tuổi trẻ chúng ta phải làm gì?
1. Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường, ở lớp. Ngoài ra mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững các luật lệ và qui định đảm bảo an toàn giao thông.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh qui định về an toàn giao thông. Phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy; không dùng ô khi đi xe đạp, xe máy; không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đúng chỗ qui định, khi rẽ hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã 3, ngã tư.
3. Đi bộ sang đường đúng qui định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng qui định.
4.Tuyên truyền luật an toàn giao thông: Trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện về an toàn giao thông.
Hưởng ứng tháng an toàn giao thông, sáng 26/9/2013 Liên đội Trường THCS Lý Tự Trọng tổ chức ngoại khóa" Tìm hiểu về luật an toàn giao thông".
ĐẠI HỘI CHI ĐỘI
Sáng ngày 21/9/2013 chi đội Nguyễn Văn Trỗi tiến hành đại hội bầu ra BCH chi đội năm học 2013-2014
1/Trần Tố Hoa
2/Phạm Ngọc Ánh
3/Trương Bảo Ngọc
4/Nguyễn Thị Quỳnh Chi
5/Phạm Đình Khải
Nguồn gốc và ý nghĩa tết trung thu
Nguồn gốc:
Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.
Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.
Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu.
Ý nghĩa tết trung thu:
Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.
Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này.
Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.” Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.
Trong dịp Tết Trung Thu, trẻ em có dịp được học bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” một cách thích thú: “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu.”Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này.
DỰ THI THUYẾT TRÌNH BIỂN ĐẢO TỔ QUỐC
DỰ LỄ KHAI GIẢNG |
LỄ KHÁNH THÀNH TTTNTH Ảnh dự thi vị thứ 3 |
THI CHỦ QUYỀN TỔ QUỐC
Nội dung thi: Giới thiệu về luật biển Việt Nam
Người thuyết trình: Trương Bảo Ngọc.
Luật Biển Việt Nam được Quốc hội của Việt Nam thông qua vào ngày 21/6/2012. Luật này gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013. Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được khẳng định từ điều 1 của bộ luật. Bộ luật cũng được soạn để phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển. Luật biển của Việt Nam được thông qua cùng ngày với việc nhà nước Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa bao trùm toàn bộ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương. Ngày 12/3, Ban thường vụ Trung ương Đảng tổ chức hội nghị mở rộng ở Đình Bảng (Bắc Ninh) kịp thời ra chỉ thị: Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. Hội nghị nêu rõ: Cuộc đảo chính đã tạo ra một tình hình khủng hoảng chính trị sâu sắc làm cho những điều kiện của cuộc khởi nghĩa vũ trang mau chóng đi đến chín muồi. Hội nghị nhận định cao trào cách mạng đã bước vào thời kỳ tiền khởi nghĩa...
Tháng 8/1945, tình thế trực tiếp cách mạng xuất hiện.
Ngày 13/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương chính thức khai mạc tại Tân Trào (Tuyên Quang), đã quyết định Tổng khởi nghĩa. Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập, do Tổng Bí thư của Đảng trực tiếp phụ trách. Đêm 13/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa ra quân lệnh số 1: Giờ tổng khởi nghĩa đã đến ! Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy chính quyền độc lập của nước nhà !
Hỡi các tướng lĩnh và đội viên Quân giải phóng Việt Nam !
Dưới mệnh lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, các bạn hãy tập trung lực lượng, kịp đánh vào các đô thị và trọng trấn của quân địch, đánh chặn các đường rút lui của chúng, tước võ khí của chúng ! Đạp qua muôn trùng trở lực, các bạn hãy kiên quyết tiến lên !
Hỡi nhân dân toàn quốc !
Dưới mệnh lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, đồng bào hãy đem hết tâm lực ủng hộ đạo quân giải phóng, sung vào bộ đội, xông ra mặt trận đánh đuổi quân thù. Chúng ta phải hành động cho nhanh với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng !
Tổ quốc đang đòi hỏi sự hy sinh lớn lao của các bạn !
Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta ! Ngày 16/8/1945, Quốc dân đại hội họp, tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng: nổi dậy giành chính quyền từ tay Nhật và bọn bù nhìn tay sai của Nhật trước khi quân đồng minh vào Đông Dương.Đại hội cũng quy định Quốc kỳ, Quốc ca, thông qua mười chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh và cử ra Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam tức Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Trong thư gửi đồng bào cả nước, Hồ Chủ tịch kêu gọi:
Hỡi đồng bào yêu quý !Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta.Nhiều dân tộc bị áp bức đang thi đua nhau tiến bước giành quyền độc lập. Chúng ta không thể chậm trễ.
Tiến lên ! Tiến lên ! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên !.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn 20 triệu đồng bào ta đồng loạt đứng dậy làm cuộc Tổng khởi nghĩa. Chỉ trong vòng 15 ngày, từ 14 đến 28/8/1945, tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. Từ Lạng Sơn, địa đầu phía bắc, đến Cà Mau, tỉnh cuối phía nam, từ vùng nông thôn miền núi, đồng bằng đến các thành phố Hà Nội, Huế, Sài Gòn...toàn bộ chính quyền đã về tay nhân dân.
Ngày 02/9/1945, khi Nhật Bản ký giấy đầu hàng đồng minh trên một chiến hạm của Mỹ, thì tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Nó đã đập tan xiềng xích gần 100 năm đô hộ của thực dân Pháp và lật nhào chế độ phong kiến có từ hàng ngàn năm trên đât nước ta, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Nhà nước công nông đầu tiên của Đông Nam châu Á.
Đây là lần đầu tiên, nhân dân một nước thuộc địa nhỏ yếu, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đã anh dũng vùng lên giải phóng khỏi xiềng xích của đế quốc và tay sai. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng các dân tộc thuộc địa và nửa phong kiến, một Đảng Cộng sản mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công và nắm chính quyền trong cả nước.
Cách mạng Tháng Tám đã thực hiện đúng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đem sức ta mà giải phóng cho ta, không bó tay ngồi chờ sự thành công của cuộc cách mạng vô sản ở Pháp hay Nhật, cũng không ỷ lại sự chi viện từ bên ngoài.
Trong bài Tiến lên dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, đồng chí Lê Duẩn đã viết: Cách mạng Tháng Tám thắng lợi mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta, một cuộc đổi đời chưa từng có đối với người Việt Nam . Với thắng lợi đó, dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự do và Chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với dân tộc mà về mặt quốc tế, nó có những cống hiến rất có giá trị cả về mặt thực tiễn lẫn lý luận. Cách mạng Tháng Tám đã chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở ra thời kỳ suy tàn và tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ trong toàn thế giới, cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, chống ách nô dịch của chủ nghĩa đế quốc.
Thắng lợi đó là sự cáo chung của một thời kỳ làm mưa làm gió của chủ nghĩa tư bản, là điểm khởi đầu của một thời đại độc lập dân tộc ở các nước khác, khẳng định thời đại các dân tộc cam chịu sự áp bức của cường quyền đã vĩnh viễn qua đi.
Cách mạng Tháng Tám là sự kiện lịch sử quan trọng mở đầu cho những thắng lợi của thế kỷ 20 của dân tộc Việt Nam . Từ thắng lợi đó, những thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước tiếp theo và đặc biệt, thắng lợi của hơn 20 năm đổi mới hiện nay như là một sự kết nối có tính liên tục. Những chủ trương, đường lối của Đảng vạch ra trong Cách mạng Tháng Tám như một công trình khoa học, nó có hiệu quả không những trong quá khứ, hiện tại mà còn mở đường thắng lợi cho tương lai.
Chúng ta có thể nói, thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thắng lợi của công cuộc đổi mới hiện nay là sự phát triển đi lên từ Cách mạng Tháng Tám. Có được điều ấy là do Đảng ta và nhân dân ta biết quý trọng lịch sử, luôn luôn phát huy tinh thàn và nghị lực cảu Cách mạng Tháng Tám. Mỗi thắng lợi tiếp theo, thắng lợi sau lớn hơn thắng lợi trước đều bắt nguồn từ sự kế thừa và phát triển lên cao hơn những giá trị của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
THÔNG BÁO TẬP TRUNG
Ngày 12/8 đúng 7 giờ lên tập huấn, sinh hoạt tập thể.
Ngày 15/8 đúng 7 giờ lên chép TKB, học nội quy, qui tắc ứng xử và viết bảng cam kết bảo quản CSVC.
Ngày 19/8 bắt đầu vào học kỳ I.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét