Chào mừng bạn đến với blog của lớp 9/6

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Ngày nhà giáo Việt Nam


Sắp tới đây, chúng ta sẽ hân hoan đón chào ngày nhà giáo Việt Nam, Chi đội Nguyễn Văn Trỗi sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin về ngày này nhé.
     

 
                                                            
  
 


  Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam)là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dụcvà là ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này. Ngày này là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với những người thầy. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục
Tháng 7 năm 1946 một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (Tiếng pháp : Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE).
Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.
Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền bắc Việt Nam. Những nǎm sau đó, ngày lễ này được còn tổ chức tại nhiều vùng giải phóng ở miền nam Việt NamHàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong các vùng khác, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ của những giáo viên kháng chiến.
Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".
                   

Hi vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngày Nhà giáo Việt Nam.
   
Thầy cô  
 
Hãy nghĩ xem, người dìu dắt chúng ta, đưa chúng ta đến những miền đất lạ đầy ánh sáng tri thức hay chấp cánh cho ta bay đến những chân trời ước mơ rộng lớn là ai nào? Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến thầy cô giáo đáng kính. Thầy cô thật tuyệt vời đúng không?! Và đã bao giờ bạn tự hỏi :” Thầy cô đã làm những gì để cho chúng ta những kiến thức tuyệt vời như thế? ”
    Đôi khi cuộc sống quá nhanh chóng cứ như là một cuộc chạy đua khiến ta vô tình quên mất những điều quan trọng tưởng chùng như đơn giản này! Có lẽ, bạn sẽ bắt gặp câu hỏi đó và đi tìm câu trả lời mà không biết rằng chỉ cần quan sát kĩ một chút thôi! Tôi nghĩ thầy cô như những người cha, người mẹ hiền thứ hai trong cuộc đời của mỗi con người. Từ khi ta đến trường, thầy cô luôn dìu dắt, chăm sóc chúng ta nên người, luôn ân cần từng li từng tí, dịu dàng, ấm áp. Có đôi lúc lại nghiêm khắc dạy dỗ, chỉ cho ta những điều hay, lẽ phải. Cho đến khi những đứa học trò bé nhỏ ngày nào lớn phổng theo thời gian , đạt thành công trong cuộc sống thì mái tóc điểm bạc, sự hao gầy theo năm tháng , bóng dáng cô thầy văn thấp thoáng đâu đó! Học, học nữa, học mãi, cả cuộc đời con người đi trên con đường chông gai của học vấn, vậy có thể dành những phút tri ân bên thầy cô là một thời gian quý báu của con người.
    Thầy cô cũng luôn làm việc trong thầm lặng. Ai bảo nghề nhà giáo là sướng? Không phải như vậy đâu! Cũng thức trắng đêm soạn giáo án, cũng có những thăng trầm trong nghề nghiệp, cũng vẫn thi cử như ai, cũng lắm khổ cực,khó khăn! Nhưng nếu ngẫm nghĩ lại thì đây là một công việc cao quý, một công việc đem lại tri thức, thắp sáng bao ước mơ cho bao lớp trẻ !"Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên .", lời của Gôlôbôlin thật đúng đắn! Niềm vui nhỏ nhoi của thầy cô là vậy! Thật giản dị mà cao cả! Thầy cô luôn giành hết tâm huyết của mình vào mỗi bài giảng cho học trò những bài học hay, cho học trò lớn lên từng ngày!
    Có phải chăng điều đó làm thầy cô cảm thấy vui vì đã góp cho đời chút hy vọng,đem lại hạnh phúc cho đời, cho cuộc sống tốt đẹp hơn từng ngày. Thầy cô thật tuyệt vời, kể cả công ơn dưỡng dục lẫn tấm lòng! Và hãy dành nhiều thời gian hơn nữa để tri ân thầy cô – người làm công viêc “ trồng người” cao quý!!!
  Nguyễn Thúy Vy

 
CÔ GIÁO MẾN YÊU

Chúng con có thể quên
Niềm vui trong phút chốc
Nhưng sẽ còn nhớ mãi
Bóng cô giáo thân yêu.

 Nhớ tà áo thướt tha
Giọng nói trầm ấm áp
Và cử chỉ dịu dàng
Của cô trên bục giảng.

Tháng ngày dần trôi qua
Tóc cô ngày một bạc
Cho chúng con khôn lớn
Cho chúng con nên người
Trưởng thành, chín chắn hơn.

Cô gánh vác trên vai
Bao nhiêu là thế hệ
Nâng đôi cánh ước mơ
Của từng đàn em nhỏ
Đến khung trời rộng mở.

Thế mà cũng lắm lúc
Lì lợm, không nghe lời
Làm cô phải phiền lòng
Thấy mình thật có lỗi.

Nhân hai mươi mười một
Gửi bao lời muốn nói
Bằng tất cả tấm lòng
Mến yêu và kính trọng
Đến cô giáo thân thương.
   Nguyễn Thúy Vy
THẦY EM
Thầy ơi! Em về lại đây rồi !
   
V
ề thăm thầy, thăm mái trường
  
   
Tóc thầy bạc theo màu hoa bụi phấn
   Lưng thầy còng theo từng trang giáo án
 Giọng thầy khàn theo lớp bụi thời gian
Thầy đã cho con hành trang tri thức
   Chắp cánh bao ước mơ cháy bỏng cho con
   Em quên thế nào được công lao ấy…
   Ơn thầy, con mãi nhớ trong tim.
    Trần Tố Hoa