Chào mừng bạn đến với blog của lớp 9/6

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Ngày khai trường


Ngày khai trường


Sáng đầu thu trong xanh

Em mặc quần áo mới
Đi đón ngày khai trường
Vui như là đi hội

Gặp bạn, cười hớn hở
Đứa tay bắt mặt mừng
Đứa ôm vai bá cổ
Cặp sách đùa trên lưng

Nhìn các thầy, các cô
Ai cũng như trẻ lại
Sân trường vàng nắng mới
Lá cờ bay như reo

Từng nhóm đứng đo nhau
Thấy bạn nào cũng lớn
Năm xưa bé tí teo
Giờ đã lên lớp bốn

Tiếng trống trường gióng giả
Năm học mới đến rồi
Chúng em đi vào lớp
Khăn quàng bay đỏ tươi. 

Những nhân vật quan trọng của lớp mình





BAN CÁN BỘ LỚP


     
    Lớp trưởng: Trần Tố Hoa
    
Lớp phó học tập: Nguyễn Thị Quỳnh Chi
 
  
   Lớp phó kỉ luật: Nguyễn Thị Lan Anh     Lớp phó lao động: Nguyễn Võ Hương Trinh       
    Lớp phó văn thể mĩ: Trương Bảo Ngọc
   


BAN CÁN SỰ BỘ MÔN

   
  
 Môn Toán:Nguyễn Võ Hương Trinh
  Môn Lý:Nguyễn Thị Quỳnh Chi 
  Môn Hóa:Trần Tố Hoa 
  Môn Văn:Nguyễn Thúy Vy 
  Môn Anh:Phạm Đình Khải

  BAN CHỈ HUY CHI ĐỘI

  Chi đội trưởng:Trần Tố Hoa
  Chi đội phó:Nguyễn Võ Hương Trinh
  Ủy viên: Nguyễn Thúy Vy 
  Nguyễn Thị Quỳnh Chi 
  Trương Bảo Ngọc

Tiểu sử anh Nguyễn Văn Trỗi








Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 01/02/1940 là con thứ ba (do đó ông còn có tên là Tư Trỗi) trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam
Sau hiệp ước generver, gia đình ông vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, ông làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn.
Năm 1964, ông được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm,Đức Hòa ,Long An
Ngày 2 tháng 5 năm 1964, ông nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi), để ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính Phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Công việc bại lộ, ông bị bắt lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa ông ra tòa án quân sự kết án tử hình. Để cứu ông, một tổ chức du kích Vênzuela tuyên bố trao đổi ông với một con tin là trung tá không quân Hoa Kỳ Michael Smolen mà họ vừa bắt giữ. Tuy nhiên, sau khi viên sĩ quan Hoa Kỳ vừa được trả tự do thì ông bị đưa đi xử bắn.
Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn tại sân sau nhà lao Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964, trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài. Những phút cuối cùng, ông tỏ ra rất can đảm, không đồng ý bịt mắt và xưng tội và hô lên những lời cuối cùng được các phóng viên ghi lại

Đả đảo Đế quốc Mĩ!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Việt Nam muôn năm!"
—Nguyễn Văn Trỗi
Sau khi chết, Nguyễn Văn Trỗi được truy nhận Đảng viên Nhân dân Cách mạng miền Nam và Mặt trận giải phóng dân tộc Miền Nam truy tặng Huân chương Thành đồng hạng nhất.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa bí mật cho chôn xác Nguyễn Văn Trỗi tại nghĩa trang Văn Giáp ở Giồng Ông Tố (nay thuộc phường Bình Trưng Đông,Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh). Sau nhiều ngày tìm kiếm, cha đẻ và vợ ông mới tìm thấy mộ.